image banner
NHỮNG DANH THẮNG VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ XÃ THIỆU VÂN
NHỮNG DANH THẮNG VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ XÃ THIỆU VÂN
 NHỮNG DANH THẮNG VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ XÃ THIỆU VÂN

Xã Thiệu Vân được tháp nhập về thành phố Thanh Hóa từ ngày 01/7/2012, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 7 km về phía Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên 369,30 ha, toàn xã có 4 di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và 1 di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2012 xã Thiệu Vân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến Pháp và chống Mỹ”, Năm 2017 xã được công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” và năm 2019 được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”.

Núi đọ (bàn chân tiên) xã Thiệu Vân

Trong những năm qua Đảng bộ và Chính quyền địa phương đã xác định được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” mà tập trung là xây dựng đời sống kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá, thôn (làng) văn hoá, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (Thành phố Thanh Hoá lần thứ XXI, Đảng bộ xã lần thứ XXI ); tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, xây dựng nếp sống văn hóa, đồng thời nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với xây dựng “Đô thị văn minh, công dân thân thiện”.

Trên địa bàn xã Thiệu Vân đã được công nhận 4 di tích lịch sử cấp tỉnh gồm:

1. Từ đường dòng họ Nguyễn Hữu: Tướng quân Nguyễn Hiển. Tại thôn 3;

Từ đường thờ Tướng quân Nguyễn Hiển Tại thôn 3

2. Đền Hiền Lâm: Thần Thiên Cương. Thôn 4;

Đền thờ Thần Thiên Cương Thôn 4

3. Đền thờ Cổ Ninh: Thần Hoàng Làng (Thái linh thông giám chi Thần). Thôn 5;

Đền thờ Thần Hoàng Làng (Thái linh thông giám chi Thần) Thôn 5

4. Bia chùa Báo Ân: Đức phật; Thờ Mẫu, Thành Hoàng Làng. Thôn 6.

Bia chùa Báo ÂnThôn 6

Ngoài ra trong địa bàn xã còn có một di tích lịch sử cấp Quốc gia đó là khu vực: (Bàn chân tiên Núi đọ).

Hình ảnh bàn chân tiên núi đọ

Việc phát huy, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa được Đảng ủy, UBND xã và các đơn vị thôn hết sức quan tâm bởi vì. Di sản văn hóa là tài sản vô giá gắn liền với nền văn hóa của địa phương. Công tác giữ gìn, tôn tạo các di sản văn hóa là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng trong thôn, trong xã, thể hiện lòng tri ân đối với tiền nhân, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Phát huy giá trị di tích lịch sử có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước để thế hệ hôm nay và mai sau noi theo trên cơ sở có niềm tự hào để phát huy.

Bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân, phát huy giá trị trong giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ kế tiếp. Di tích lịch sử là những di sản vô giá được hình thành trong quá trình lịch sử, chứa đựng giá trị vật thể và phi vật thể,  đã được khẳng định “Văn hóa vừa là nên tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội”.

Nguyễn Nam

image advertisementimage advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement

BẢN QUYỀN SỬ DỤNG THUỘC XÃ THIỆU VÂN - TP.THANH HÓA

ĐC: Thôn 5 - Xã Thiệu Vân - TP.Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 0373 324 368. Email: .............................................
Trưởng ban biên tập: Hoàng Huy Chung. Chức vụ: Phó bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Thiệu Vân
Ghi rõ nguồn tin khi phát hành lại nội dung trên Trang thông tin điện tử xã Thiệu Vân 

Website được thiết kế bởi VNPT